1. Mục tiêu phát triển.

      Phát triển quy mô một cách hợp lý đi đôi với nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo. Gắn kết chặt chẽ nhiệm vụ đào tạo với nhiệm vụ nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ, khoa học sư phạm; giữa đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ với giáo dục chính trị tư tưởng; giữa đào tạo nguồn nhân lực với thị trường lao động và việc làm. Phấn đấu đến năm 2030 trở thành trung tâm đào tạo cung cấp nhân lực và trung tâm nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực Công nghệ Ô tô, Công nghệ Kỹ thuật Cơ khí của khu vực Bắc Miền trung.

2. Phát triển đào tạo.

       Phát triển đào tạo là nội dung trọng tâm của chiến lược phát triển khoa Cơ khí Động lực. Nội dung của phát triển đào tạo là hướng đến việc mở rộng các ngành, nghề đào tạo, tăng cường quy mô đào tạo đồng thời giữ vững và không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo về mọi mặt. Đảm bảo chất lượng đào tạo nguồn nhân lực về trình độ chuyên môn và kỹ năng thực hành nghề; đào tạo gắn với nhu cầu xã hội, gắn với thực tiễn sản xuất và hội nhập quốc tế.

2.1. Quy mô đào tạo.

      Quy mô đào tạo của khoa Cơ khí Động lực được xác định trước hết từ nhu cầu nguồn nhân lực đối với các ngành, nghề thuộc lĩnh vực Công nghệ Ô tô, Công nghệ Kỹ thuật Cơ khí cho khu vực Bắc miền Trung, Tây Nguyên và cả nước cũng như nhu cầu học tập của nhân dân. Việc xác định quy mô của Khoa luôn chú ý tới các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo cũng như định hướng phát triển của nhà trường. Đến năm 2020 đạt quy mô 2000 SV, đến năm 2030 đạt quy mô 3000 SV.

Bảng 1 - Quy mô đào tạo hàng năm

TT

Loại hình đào tạo

Quy mô hàng năm

2020

2021

2022

2023

2024

2035

 

Tỷ lệ so với tổng quy mô(%)

82,3%

77%

76%

76,5%

75%

80%

1

Sau đại học

8

25

50

50

100

150

2

Đại học và cao đẳng

834

975

1150

1250

1400

2250

 

Tổng

842

1000

1100

1300

1500

2400

2.2. Ngành nghề đào tạo.

       Hiện tại, khoa Cơ khí Động lực đang chủ trì tổ chức đào tạo 02 ngành trình độ Đại học, và 06 ngành trình độ Cao đẳng; đang phối hợp với khoa SPKT đào tạo 01 ngành sau đại học. Để tăng quy mô đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội, cùng với việc củng cố phát triển các ngành nghề hiện có, Khoa tiếp tục mở thêm các ngành, nghề đào tạo mới thuộc lĩnh vực công nghệ kỹ thuật. Lộ trình mở thêm ngành nghề đào tạo mới được xác định trên cơ sở phát triển đội ngũ giảng viên của Khoa và khả năng đầu tư phát triển cơ sở vật chất trang thiết bị năng lực quản lý và các điều kiện khác của Nhà trường (bảng 2).

Bảng 2 - Danh mục các ngành, nghề đang đào tạo và lộ trình mở ngành, nghề

TT

Ngành nghề đào tạo

Năm bắt đầu tuyển sinh

A

SAU ĐẠI HỌC

 

1

Sư phạm kỹ thuật Công nhệ Ô tô

 

2

Dự kiến mở mới : Kỹ thuật Cơ khí Động lực

 

B

ĐẠI HỌC

 

 

Đang đào tạo

 

1

Công nghệ Ô tô

 

2

Công nghệ kỹ thuật Cơ khí

 

 

Dự kiến mở mới

 

1

Công nghệ kỹ thuật máy xây dựng

2021

2

Công nghệ Kỹ thuật nhiệt

2022

C

 CAO ĐẲNG

 

 

Đang đào tạo

 

1

Công nghệ Ô tô

 

2

Công nghệ kỹ thuật Cơ khí

 

3

Lắp đặt thiết bị Cơ khí

 

4

Nguội SCMCC

 

5

Bảo trì hệ thống thiết bị cơ khí

 

6

Cấp thoát nước

 

 

Dự kiến mở mới

 

1

Sửa chữa máy thi công xây dựng

2020

2

 Sửa chữa Cơ khí Động lực

2021

3

 Sửa chữa Thiết bị cơ khí

2022

4

Sửa chữa cơ điện

2023

2.3. Chất lượng giáo dục.

      Chất lượng giáo dục được xem là yếu tố sống còn đối với khoa, vì vậy quá trình phát triển Khoa trên tất cả các lĩnh vực, nhất là lĩnh vực đào tạo phải gắn với đảm bảo chất lượng đào tạo.

      Thường xuyên thực hiện công tác xây dựng, điều chỉnh, cập nhật, hoàn thiện chương trình, giáo trình, tài liệu dạy học. Tăng cường công tác quản lý giảng dạy, quản lý học tập, thi, kiểm tra và đánh giá. Triển khai các hình thức dạy học tiên tiến; đổi mới công tác đánh giá theo hướng tăng cường đánh giá thường xuyên, đánh giá năng lực của người học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động quản lý và tổ chức dạy học.

3. Phát triển khoa học công nghệ.

       Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, tăng cường hợp tác với doanh nghiệp để thực hiện nghiên cứu khoa học. Nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học, chú trọng nghiên cứu khoa học trong cả sản phẩm thực tế và sản phẩm vô hình như bài báo, sở hữu trí tuệ. Đến năm 2025, bình quân mỗi cán bộ khoa học có trình độ tiến sĩ làm chủ nhiệm ít nhất một nhiệm vụ khoa học các cấp, công bố ít nhất một bài báo trên tạp chí khoa học trong nước, cả Khoa có ít nhất 10 đề tài KHCN đối với giảng viên và 5 đề tài KHCN đối với sinh viên từ cấp trường trở lên được nghiệm thu. Mở rộng quy mô các Hội nghị, Hội thảo khoa học; các chủ đề Hội thảo tập trung vào việc giải quyết các vấn đề nâng cao chất lượng đào tạo và phát triển Khoa.

4. Phát triển đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý.

       Phát triển đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, là tiền đề quan trọng để thực hiện thắng lợi định hướng phát triển khoa. Mục tiêu là xây dựng được đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý đảm bảo về số lượng, có trình độ chuyên môn giỏi, có năng lực sáng tạo, tư duy đổi mới, có đạo đức tốt, sức khoẻ tốt, có ý thức tự chủ, tự chịu trách nhiệm và thực sự yêu nghề.

4.1. Số lượng đội ngũ giảng viên:

       Theo nội dung định hướng phát triển đào tạo của khoa, quy mô sinh viên đến năm 2020 là 2000 sinh viên, đến năm 2030 là 3000 sinh viên; số lượng ngành, nghề mở mới là 6. Với lưu lượng sinh viên và số lượng ngành, nghề đào tạo tăng thì đội ngũ giảng viên cũng phải tăng cả về số lượng và chất lượng để đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Mục tiêu đặt ra là đến năm 2020, tỷ lệ sinh viên trên giảng viên đạt từ 28 - 33 sinh viên/giảng viên. 

4.2. Chất lượng đội ngũ giảng viên:

      Chỉ tiêu đặt ra là đến năm 2025, 100% giảng viên có trình độ sau đại học, trong đó 15 - 20% có trình độ tiến sĩ, có 1- 2 giảng viên là phó giáo sư, 5-10% giảng viên có thể giảng dạy một số học phần bằng tiếng Anh

4.3. Nhiệm vụ đào tạo, tiếp nhận đội ngũ hằng năm:

       Để có được đội ngũ có số lượng và chất lượng như bảng trên thì hằng năm khoa cần tuyển mới và đưa đi đào tạo với số lượng phù hợp với quy mô

4.4. Về cơ cấu tổ chức, bộ máy:

       Để thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình, đảm bảo thực hiện mục tiêu quy hoạch đến năm 2025, dự kiến sẽ có thay đổi, điều chỉnh một số bộ phận trong cơ cấu tổ chức bộ máy của Khoa cho phù hợp yêu cầu quản lý như thành lập thêm bộ môn Kỹ thuật nhiệt lạnh.

5. Phát triển cơ sở vật chất, trang thiết bị.

       Với định hướng phát triển công tác đào tạo theo hướng nghề nghiệp ứng dụng và đặc thù ngành nghề đào tạo của trường, để nâng cao chất lượng đào tạo, việc đầu tư mua sắm máy móc, trang thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập là hết sức quan trọng. Thiết bị đầu tư phải đa dạng về chủng loại để đáp ứng yêu cầu đào tạo đa ngành; đủ về số lượng để đáp ứng với quy mô đào tạo; phải có thiết bị đơn giản đến thiết bị hiện đại, công nghệ cao để đáp ứng nhu cầu đào tạo nhiều cấp trình độ theo hướng nghề nghiệp ứng dụng.

6. Các giải pháp để thực hiện các mục tiêu.

      - Thực hiện đào tạo gắn liền với nghiên cứu khoa học, đào tạo gắn liền với thực tiễn và đào tạo gắn liền với sản xuất.

      - Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo.

      - Đầu tư các phòng thí nghiệm và các trang thiết bị phục vụ công tác nghiên cứu khoa học.

      - Tăng cường phối hợp doanh nghiệp để nâng cao chất lượng chương trình đào tạo và kiến thức kỹ năng của sinh viên.

      - Đẩy mạnh đầu tư trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, tăng cường kinh phí thực hiện nghiên cứu khoa học.

      - Khuyến khích, tạo cơ chế để giảng viên tham gia thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cấp cao hơn như cấp tỉnh, cấp bộ 

      - Thúc đẩy nghiên cứu khoa học trong học sinh sinh viên.

      - Tăng cường đầu tư biên soạn chương giáo trình, xác định chương giáo trình là cốt lõi của quá trình đào tạo.

      - Chú trọng bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giảng viên, tạo cơ chế để giảng viên có động lực đi học các trình độ cao hơn.

      - Bồi dưỡng nâng cao năng lực ngoại ngữ cho đội ngũ giảng viên.

                                                                                                                          Vinh, ngày 12 tháng 12 năm 2016

                                                                                                                                          Trưởng khoa

 

   

                                                                                                                                    TS. Nguyễn Thanh Bình