BỘ MÔN CÔNG NGHỆ Ô TÔ

1. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN

       Ngành công nhệ kỹ thuật ô tô được thành lập năm 2006, đến nay đã đào tạo được trên 2000 cán bộ trung cấp, cao đẳng  chuyên ngành Cơ khí Động lực và Công nghệ kỹ thuật ô tô và gần 800 kỹ sư chuyên ngành công nghệ kỹ thuật ô tô.

       Tháng 03/5/2006 bộ môn Công nghệ kỹ thuật ô tô được thành lập. Đây là Bộ môn trực thuộc Khoa Cơ khí Động lực có nhiệm vụ đào tạo cán bộ kỹ thuật phục vụ cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam trong giai đoạn tới. Việc thành lập Bộ môn với mục tiêu phát triển ngành ô tô thành một trong các ngành đào tạo mũi nhọn của trường Đại học Sư phạm Kỹ thật Vinh, chuẩn bị các nguồn lực để phát triển Bộ môn ngày càng lớn mạnh đủ điều kiện để phụ trách các ngành đào tạo trong lĩnh vực ô tô, máy động lực, tàu thủy, và các lĩnh vực liên quan.

2. ĐỘI NGŨ CÁN BỘ

       Các cán bộ giảng dạy của Bộ môn đều được đào tạo chính quy từ các trường nổi tiếng trong nước và quốc tế như Rumania, Công hòa séc. Hiện nay khối kiến thức chuyên ngành công nghệ kỹ thuật ô tô được đảm nhiệm bởi 08 cán bộ, giảng viên cơ hữu trong đó có 03 tiến sĩ, 01 NCS, 04 thạc sỹ. Tham gia giảng dạy khối kiến thức đại cương và cơ sở ngành có hàng chục Phó Giáo sư, Tiến sĩ ở các Khoa chuyên môn trong trường và có sự tham gia thỉnh giảng của nhiều nhà khoa học đầu ngành từ các trường lớn trong nước.

Xem tại đây

3. CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Bậc đại học

- Kỹ sư Công nghệ kỹ thuật ô tô hệ 4 năm.

- Đào tạo Kỹ sư bằng 2, liên thông từ cao đẳng lên đại học ngành: Công nghệ kỹ thuật ô tô.

Bậc sau đại học

- Năm 2015 đào tạo Thạc sĩ ngành Sư phạm Kỹ thuật ô tô ( thời gian đào tạo 1,5 năm);

- Năm 2018 dự kiến mở đào tạo Thạc sỹ ngành Cơ khí động lực (thời gian đào tạo 2-2,5 năm);

Đối tượng tuyển sinh

- Học sinh có bằng tốt nghiệp THPT, Bổ túc THPT hoặc tương đương;

- Khối thi: A, A1.

4. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

          - Trong khoảng 5 năm trở lại đây tập thể bộ môn đã có trên 20 bài báo khoa học đăng trên tạp chí trong nước, 10 bài đăng trên tạp chí quốc tế, trong đó có 03 bài báo đạt chuẩn quốc tế SCI/EI.

          - Đề tài NCKH: hiện nay, bộ môn đã và đang thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu khoa học các cấp. Ngoài ra các cán bộ giảng viên của Bộ môn đang xây dưng đề xuất nhiều đề tài nghiên cứu triển khai ứng dụng và các đề tài chuyển giao công nghệ với các doanh nghiệp trong lĩnh vực ô tô và máy động lực.

Các hướng nghiên cứu chính:

-          Động lực học các phương tiện giao thông;

-          Nhiên liệu thay thế cho động cơ ô tô;

-          Dao động và tiếng ồn các phương tiện giao thông;

-          Nâng cao công suất động cơ bằng tăng áp;

-          Ô tô hybrid, ô tô điện, ô tô dùng nguồn năng lượng mới.

5. QUAN HỆ HỢP TÁC

            Bộ môn có quan hệ với hầu hết các Khoa, trung tâm đào tạo trong lĩnh vực ô tô & máy động lực của các trường đại học, cao đẳng, trung cấp và các viện nghiên cứu trong  nước. Đồng thời có quan hệ mật thiết với các đơn vị kinh doanh, sản xuất ô tô như: Trường Hải, Toyota…

6. VỊ TRÍ LÀM VIỆC CỦA SINH VIÊN SAU KHI TỐT NGHIỆP

          Sinh viên các chuyên ngành Công nghệ kỹ thuật ô tôsau khi tốt nghiệp có thể làm việc ở các vị trí:

- Giảng dạy kỹ thuật:

          Do đặc thù của thị trường, Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể tham gia công tác giảng dạy kỷ thuật ở các trường dạy nghề, các trường Đại học kỷ thuật, cao đẳng kỷ thuật, cao đẳng và trung cấp nghề ...

- Các nhà máy sản xuất lắp ráp ô tô:

+        Trưởng phòng kỷ thuật;

+        Trưởng phòng sản xuất;

+        Trưởng phòng kế hoạch và chiến lược;

+        Trưởng phòng thiết kế;

- Các trạm bảo dưỡng, sửa chữa ô tô:

+        Giám sát các nhân viên kỷ thuật;

+        Tiếp nhận khách hàng;

+        Trực tiếp bảo dưỡng, sửa chữa ô tô;

+        Tư vấn khách hàng về kỷ thuật, bảo dưỡng.

- Các trạm đăng kiểm ô tô:

+        Làm công tác quản lý

+        Trực tiếp đóng vai trò là đăng kiểm viên

- Các cơ quan quản lý nhà nước:

+        Trưởng phòng kỷ thuật;

+        Kiểm tra, thay thế, bảo dưỡng các phương tiện đi lại của công ty;

+        Vạch ra kế hoạch mua xe cho công ty

- Các lĩnh vực khác: Dầu khí; Phát điện; Máy công trình; Tàu thủy

7. CÂU LẠC BỘ Ô TÔ VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA SINH VIÊN CHUYÊN  NGÀNH 

          Sinh viên các chuyên ngành: Công nghệ kỹ thuật ô tô ngoài việc học tập và tham gia các hoạt động chung của sinh viên trong trường còn được tạo điều kiện tham gia vào Câu lạc bộ ô tô. Với đầy đủ trang thiết bị cần thiết cùng với sự hướng dẫn tận tâm của các Thầy, Câu lạc bộ ô tô sẽ là địa chỉ để sinh viên ngành ô tô sinh hoạt, nâng cao kiến thức chuyên ngành, thỏa sức sáng tạo và hiện thực hóa ý tưởng của mình.

          Khi tham gia câu lạc bộ ô tô sinh viên sẽ có cơ hội tham gia các sân chơi quốc gia: cuộc thi lái xe sinh thái  Honda và các cuộc thi khác…

Phòng thí nghiệm động cơ và ô tô:

         Bao gồm các thiết bị hiện đại như: Thiết bị đọc và xóa lỗi động cơ, Máy nạp ắc qui và đề khởi động, Máy thông rửa động cơ xăng và diesel kết hợp (thông rửa Turbo), Bộ thiết bị đào tạo kỹ năng tháo lắp, đo kiểm động cơ phun xăng điện tử đa điểm (Toyota Vios 1.5), Bộ thiết bị đào tạo kỹ năng tháo lắp, đo kiểm động cơ diesel điều khiển điện tử common rail (Hyundai), Giàn thử nghiệm động cơ phun xăng điện tử, Thiết bị phân tích khí xả, Giàn thử nghiệm động cơ diesel, Hệ thống đào tạo về xe ôtô Hybrid ghép nối máy tính, Mô hình đào tạo hệ thống cảm biến quản lý động cơ, Bộ dụng cụ đo áp suất nén động cơ xăng, Bộ dụng cụ đo áp suất nén động cơ Diezen .... của các hãng nổi tiếng trên thế giới như Toyota, Hyunda, Đức, Ý ...  

Hình 1: Các thiết bị kiểm tra khí thải động cơ

Hình 2: Các thiết bị kiểm chẩn đoán đông cơ, điện và áp suất động cơ 

         Bao gồm các thiết bị hiện đại như: Thiết bị kiểm tra góc đặt bánh xe bằng vi tính, Thiết bị cân bằng bánh xe tải, Thiết bị kiểm tra độ đảo bánh xe con, Thiết bị kiểm tra độ đảo bánh xe tải, Bệ thử phanh con lăn, Bộ thiết bị kiểm tra động lực học của ô tô .... của các hãng nổi tiếng trên thế giới như Toyota, Hyunda, Đức, Ý ...

 

Hình 3: Các thiết bị kiểm tra khí thải động cơ