I. ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN

 

 

Họ và tên:

Nguyễn Văn Hiếu

Năm sinh:

1979

Chức vụ

P.Trưởng xưởng

Học hàm/Học vị:

Giảng viên/Thạc sỹ

Ngoại ngữ:

Anh B1

Điện thoại:

0912 464 279

Lĩnh vực NC:

Thiết bị cơ khí

Email:

Nguyenhieuspktvinh@gmail.com

Địa chỉ liên hệ:

Trường ĐHSPKT Vinh

Website:

 

 

 

Họ và tên:

Nguyễn Văn Thiêm

Năm sinh:

1979

Học hàm/Học vị:

Giảng viên/Thạc sỹ

Ngoại ngữ:

Anh B1 châu âu

Điện thoại:

0945 587 586

Lĩnh vực NC:

Cơ khí - Thủy lực

Email:

Nguyenthiemckdl.32@gmail.com

Địa chỉ liên hệ:

Trường ĐHSPKT Vinh

Website:

 

 

 

Họ và tên:

Nguyễn Hồng Ngoan

Năm sinh:

1983

Học hàm/Học vị:

Giảng viên/Thạc sỹ

Ngoại ngữ:

Anh B1 châu âu

Hàn A

Điện thoại:

0979 456 432

Lĩnh vực NC:

Cơ khí - Thủy lực

Email:

Ngoan.skv@gmail.com

Địa chỉ liên hệ:

Trường ĐHSPKT Vinh

Website:

 

 
 

 

Họ và tên:

Trần Xuân Sơn

Năm sinh:

1968

Học hàm/Học vị:

Giảng viên/Đại học

Ngoại ngữ:

Anh B1

Điện thoại:

0912 411 226

Lĩnh vực NC:

Cơ khí - Sửa chữa máy công cụ

Email:

 

Địa chỉ liên hệ:

Trường ĐHSPKT Vinh

Website:

 

 

 

 

Họ và tên:

Lê Minh Tân

Năm sinh:

1964

Học hàm/Học vị:

Giảng viên/Thạc sỹ

Ngoại ngữ:

Anh B1

Điện thoại:

0912 045046

Lĩnh vực NC:

Cơ khí - Sửa chữa máy công cụ

Email:

 

Địa chỉ liên hệ:

Trường ĐHSPKT Vinh

Website:

 

 

 

Họ và tên:

Nguyễn Công Thành

Năm sinh:

1962

Học hàm/Học vị:

Giảng viên/Đại học

Ngoại ngữ:

Anh B1

Điện thoại:

0919559737

Lĩnh vực NC:

Cơ khí - Sửa chữa máy công cụ

Email:

 

Địa chỉ liên hệ:

Trường ĐHSPKT Vinh

Website:

 

 Xưởng thực hành sửa chữa Cơ khí

         Xưởng  thực hành sửa chữa cơ khí là đơn vị chịu sự quản lý trực tiếp của khoa CKĐL, tổ chức thực hiện toàn bộ công tác đào tạo thực hành nghề - thực nghiệm sản xuất thuộc chuyên ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí, và các nghề trọng điểm: Lắp đặt thiết bị cơ khí, Bảo trì hệ thống thiết bị cơ khí, Nguội sửa chữa máy công cụ, cấp thoát nước.

Các nhiệm vụ chính của xưởng như sau:

       1. Quản lý giảng viên, giáo viên dạy thực hành và các trang thiết bị, máy móc, dụng cụ, vật tư, công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động thuộc chuyên nghành công nghệ kỹ thuật cơ khí và các nghề

       2. Tổ chức dạy thực hành nghề thuộc chuyên  môn theo đúng kế hoạch chung của khoa, đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo thực hành, đảm bảo an toàn tuyệt đối trong thực tập nghề - thực tập sản xuất về con người và trang thiết bị.

+    Biên soạn giáo trình, thông qua giáo án của cán bộ giảng dạy về môn học mà xưởng chịu trách nhiệm (có danh mục kèm theo)

+    Phân bố khối lượng giảng dạy cho giảng viên và triển khai thực hiện theo đúng kế hoạch, tiến độ, đảm bảo chất lượng; tổ chức dự giờ, dự lớp và theo dõi tình hình học tập của HSSV

+    Tổ chức thi, kiểm tra, hướng đẫn thực tập, đồ án, luận văn tốt nghiệp, chấm tốt nghiệp...

       3. Phân công nhiệm vụ và kiểm tra việc thực hiện nội dung chương trình, nội quy quy chế, tiến độ dạy thực hành của giảng viên, giáo viên xưởng (kể cả giáo viên kiêm chức); nhận xét, đánh giá kết quả học thực hành của HS-SV thuộc xưởng quản lý.

       4. Xây dựng hoàn thiện chương trình thực tập, đào tạo thực hành theo tiêu chuẩn nghề; tổ chức biên soạn, xây dựng hệ thống kiểu tập, bài tập thực hành nghề và thực tập sản xuất; cải tiến nội dung, nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến vào quá trình giảng dạy nghề - thực hành sản xuất; xây dựng đề cương hướng dẫn việc rèn luyện, nâng cao kỹ năng thực hành nghề, thao diễn tay nghề; ra đề, đáp án, biểu điểm thi, kiểm tra thực hành theo quy định của Khoa, của Trường.

       5. Tổ chức các hoạt động chuyên môn học thuật trong lĩnh vực đào tạo thực hành nghề. Tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập thực hành của HS-SV

       Khu nhà xư­ởng thực tập với diện tích khoảng 2.500 m2 được bố trí gồm 5 phân xưởng thực hành theo đặc tính chuyên môn nghề đặc trưng với các thiết bị thực tập tiên tiến, hiện đại, được cập nhật hàng năm để theo kịp với sự phát triển của công nghệ.

-          Phân xưởng nguội cơ bản

-          Phân xưởng thực hành thủy lực khí nén

-          Phân xưởng thực hành sửa chữa thiết bị cơ khí

-          Phân xưởng thực hành lắp đặt thiết bị cơ khí

-          Phân xưởng gia công cơ khí

II. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP

        I. Phân xưởng thực hành sửa chữa thiết bị cơ khí

      Sửa chữa thiết bị cơ khí  hết sức quan trọng cho nền công nghiệp. Nó đảm bảo cho máy móc, trang thiết bị hoạt động liên tục, hiệu quả, đáng tin cậy. Do đó, bất kỳ công ty, doanh nghiệp nào có hoạt động sản xuất đều phải có đội ngũ kỹ thuật viên bảo trì và sửa chữa. Nhân viên sửa chữa cơ khí có nhiệm vụ kiểm tra, phát hiện những hư hỏng trong các bộ truyền cơ khí, các dây chuyền sản xuất…. Sau đó tiến hành lập kế hoạch, thiết lập qui trình tháo lắp và sửa chữa nhằm đảm bảo hoạt động của các thiết bị máy móc liên tục và thời gian ngừng máy là ngắn nhất, góp phần quan trọng vào duy trì hoạt động sản suất của nhà máy. Công việc này diễn ra thường xuyên trong các nhà máy nhằm tối ưu hóa hoạt động của các thiết bị cơ khí và dây chuyền sản xuất công nghiệp.

      Tại phân xưởng sửa chữa thiết bị cơ khí sinh viên sẽ được thực hành tháo, lắp, điều chỉnh các cơ cấu, mối ghép điển hình. Thực hiện sửa chữa các chi tiết, cơ cấu, bộ phận và máy móc công nghiệp. Ngoài ra học tại phân xưởng sinh viên còn được vận dụng, củng cố các kiến thức chuyên môn như: Vật liệu Cơ Khí, Chi tiết máy, Dung sai Kỹ thuật đo, Công nghệ chế tạo cơ khí; Công nghệ sửa chữa thiết bị cơ khí; Máy công cụ…Cũng tại phân xưởng Sinh viên sẽ được vận hành, sử dụng các thiết bị cơ khí, các máy cắt kim loại để gia công, sửa chữa chi tiết.

Một số hoạt động giảng dạy tại phân xưởng:

Hình: Thực hành kiểm tra độ đồng trục của máy tiện


Hình: Thực hành kiểm tra, chẩn đoán hư hỏng của gối đỡ trục chính máy tiện

Hình: Thực hành kiểm tra, đánh giá hư hỏng của ổ bi bằng tín hiệu siêu âm

Hình: Thực hành kiểm tra, đánh giá sức căng bộ truyên đai bằng thiết bị Optibelt TTII

           II. Phân xưởng thực hành thủy lực khí nén

         Phân xưởng thực hành Thủy lực – Khí nén là một trong những phân xưởng thí nghiệm, thực hành trọng điểm của ngành Công nghệ Kỹ thuật Cơ khí... Chương trình đào tạo được triển khai là những chương trình thế mạnh trong lĩnh vực kỹ thuật của Việt Nam. Nét độc đáo của môn học thuộc ngành này là ứng dụng vào y khoa, rô-bốt, điều khiển tự động, giám sát hệ thống môi trường, tối ưu hóa sản xuất v.v… Được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp lắp ráp, chế biến, đặc biệt ở những lĩnh vực cần phải đảm bảo vệ sinh, chống cháy nổ hoặc ở môi trường độc hại. Ví dụ, lĩnh vực lắp ráp  điện tử; chế biến thực phẩm; các khâu phân loại, đóng gói sản phẩm thuộc các dây chuyền sản xuất tự động. Các dạng khí nén thủy lực sử dụng chủ yếu là truyền động thẳng và truyền động xoay do kết cấu đơn giản và linh hoạt của cơ cấu chấp hành nên được sử dụng nhiều trong các thiết bị gá kẹp các chi tiết khi gia công, các thiết bị đột dập, phân loại và đóng gói sản phẩm…

Hình 1: Phân xưởng thực hanh thủy lực - Khí nén

     Đào tạo sinh viên tổng hợp được kiến thức đã học để làm những bài tập trên mô hình thực hành. Trang bị cho sinh viên những kiến thức về thiết kế, sửa chữa, lắp ráp, mô phỏng về thiết bị thủy lực – khí nén giúp cho sinh viên có thể vận dụng các thiết bị thủy lực- khí nén vào việc sáng tạo Robocon và chế tạo những loại máy móc có sử dụng thiết bị thủy lực, khí nén trong công nghiệp. Sau khi tốt nghiệp có khả năng tra cứu và biết cách ứng dụng các cơ cấu vào trong thực tiển. Đáp ứng được nguồn nhân lực đảm bảo về chuyên môn.

Hình 1: Sinh viên thực hành lắp mạch điện Thủy lực - khí nén

Hình 2: Hướng dẫn sinh viên thực tập vận hành máy múc

Hình 3: Hướng dẫn sinh viên thực tập lắp ráp mach điện thủy lực - khí nén

Hình 4: Hướng dẫn sinh viên thực tập trên mô hình khí nén điều khiển bằng PLC

           III. Phân xưởng thực hành lắp đặt thiết bị cơ khí

       Là phân xưởng thực hành lắp đặt các thiết bị cơ khí thông dụng trong các nhà máy, xí nghiệp. Được trang bị các máy móc, thiết bị cơ khí thừ đơn giản đến hiện đại, phục vụ cho quá trình dạy học. Phân xưởng có chức năng trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản về thiết bị cơ khí, lắp đặt, vận hành và bảo dưỡng các thiết bị cơ khí trong các nhà máy, xí nghiệp.

Một số thiết bị được trang bị phục vụ cho quá trình học tập tại xưởng:

-          Thiết bị cầu trục 1 dầm tiêu chuẩn 3 tấn

Hình: Cầu trục tiêu chuẩn

      Được trang bị giúp cho sinh viên có hiểu biết cơ bản về cầu trục. Sinh viên có khả năng vận hành cầu trục một cách thành thạo; bảo dưỡng và sửa chữa một số hư hỏng của cầu trục trong quá trình sử dụng; được rèn luyện các kỹ năng lắp đặt cầu trục.

-          Cổng trục tiêu chuẩn 3 tấn

      Được trang bị giúp cho sinh viên có hiểu biết cơ bản về cổng trục. Sinh viên có khả năng vận hành cổng trục một cách thành thạo; bảo dưỡng và sửa chữa một số hư hỏng của cổng trục trong quá trình sử dụng; được rèn luyện các kỹ năng lắp đặt cổng trục.

Máy nghiền hàm

Hình: Máy nghiền hàm

      Máy nghiền hàm được sử dụng trong các nhà máy, xí nghiệp khai thác khoáng sản. Máy được sử dụng để nghiền vật liệu từ dạng thô sang dạng hạt nhỏ hơn. Máy được trang bị để giúp cho sinh viên có hiểu biết cơ bản về máy nghiền. Sinh viên có khả năng vận hành máy nghiền hàm một cách thành thạo; bảo dưỡng và sửa chữa một số hư hỏng của máy nghiền hàm trong quá trình sử dụng; được rèn luyện các kỹ năng lắp đặt máy nghiền để phục vụ sản xuất.

-          Hệ thống các máy bơm

Hình: Máy bơm trục ngang

       Máy bơm được sử dụng rất nhiều trong các trạm bơm, trạm thủy nông, trong các công trình khai thác hầm lò, sử dụng trong xây dựng cầu cảng,...  Được trang bị giúp cho sinh viên có hiểu biết cơ bản về máy bơm. Sinh viên có khả năng vận hành máy bơm một cách thành thạo; bảo dưỡng và sửa chữa một số hư hỏng của máy bơm trong quá trình sử dụng; được rèn luyện các kỹ năng lắp đặt máy bơm.

-          Băng tải di động

Hình: Băng tải di động

         Băng tải được sử dụng rất rộng rãi trong các nhà máy cơ khí, trong các dây chuyền sản xuất, lắp ráp, trong các công trình khai thác khoáng sản,... Được trang bị giúp cho sinh viên có hiểu biết cơ bản về băng tải. Sinh viên có khả năng vận hành băng tải một cách thành thạo; bảo dưỡng và sửa chữa một số hư hỏng của băng tải trong quá trình sử dụng; được rèn luyện các kỹ năng lắp đặt băng tải.

-          Thang tời máy

Hình: Thang tời

      Được xem như là một hệ thống thang máy thu gọn. Sinh viên được học các kiến thức cơ bản về thang máy, thang tời,... Được trang bị giúp cho sinh viên khả năng vận hành thang tời một cách thành thạo; bảo dưỡng và sửa chữa một số hư hỏng của thang tời trong quá trình sử dụng; được rèn luyện các kỹ năng lắp đặt thang tời.

-          Các loại kích

       Được trang bị để nâng hạ các thiết bị nặng trong quá trình tháo lắp, bảo dưỡng, sửa chữa trong các nhà máy, xí nghiệp. Sinh viên được học các kiến thức cơ bản về các loại kích,... Được trang bị giúp cho sinh viên khả năng vận hành các loại kích một cách thành thạo; bảo dưỡng và sửa chữa một số hư hỏng của các loại kích trong quá trình sử dụng; được rèn luyện các kỹ năng tháo lắp các loại kích.

Kích vít

        IV. Phân xưởng nguội cơ bản

Là phân xưởng thực hành gia công các chi tiết bnằng dụng cụ cầm tay và có sự hỗ trợ của máy. Được trang bị các loại máy gia công cơ khí thông dụng, các dụng cụ, thiết bị đo kiểm chính xác trong cơ khí. Phân xưởng có chức năng trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản về các công nghệ gia công nguội, kiểm tra chất lượng chi tiết trong quá trình tháo lắp, bảo dưỡng máy móc, thiết bị cơ khí.

Một số thiết bị được trang bị phục vụ cho quá trình học tập tại xưởng:

Hình: Thực hành vận hành và gia công chi tiết trên máy khoan


Hình: Giờ học thực hành gia công nguội cơ bản

Hình: Hướng dẫn cắt ren trên máy cắt ren ống

        V. Phân xưởng gia công cơ khí

      Phân xưởng gia công hỗ trợ trong sửa chữa được đầu tư các máy gia công cơ khí hiện đại nhằm mục tiêu đào tạo cho người học các kỹ năng gia công các chi tiết trên các loại máy cắt công nghiệp như: Máy tiên, máy phay, máy mài, máy khoan… Trong quá trình sửa chữa các chi tiết, mố ghép, cơ cấu máy điễn hình, người học được trực tiếp sữ dụng các thiết bị gia công hiện đại để sửa chữa.

Một số hoạt động của người học tại phân xưởng:

Gia công, phục hồi chi tiết trên máy Tiện

Gia công, phục hồi chi tiết trên máy Khoan

Gia công, phục hồi chi tiết trên máy Phay